Share

GIẢI PHÁP GIÚP NHÀ HÀNG, QUÁN CAFE LÀM SAO ĐỂ GIẢM LỖ MÙA DỊCH

GIẢI PHÁP GIÚP NHÀ HÀNG, QUÁN CAFE LÀM SAO ĐỂ GIẢM LỖ MÙA DỊCH

Việc kinh doanh luôn được xem là một cuộc phiêu lưu đầy sóng gió, thách thức và nếu thành công thì thật ngọt ngào. Đầu năm 2020, không chỉ Việt Nam nói riêng mà cả thế giới đều đang chịu tác động mạnh mẽ từ dịch bệnh COVID-19. “Cô Vy” thực tế đã trực tiếp đe dọa đến nền kinh tế cũng như cuộc sống thường nhật ở hàng trăm quốc gia. Tính tới đầu tháng 3/2020, tổng số ca nhiễm đã vượt qua con số 219.000 người với gần 9.000 ca tử vong.

Hệ quả mà đại dịch COVID-19 mang đến ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng tới tất cả lĩnh vực kinh doanh trong đó nặng nề nhất có ngành dịch vụ ăn uống.

1. KHÓ KHĂN CHUNG CỦA THỊ TRƯỜNG F&B

TP.HCM nổi tiếng với những con đường ẩm thực sầm uất từ sáng tới khuya. Tuy nhiên tình trạng kinh doanh đã đảo ngược hoàn toàn khi đại dịch bắt đầu diễn ra. Từ những quán ăn bình dân bình dân trên đường Điện Biên Phủ, Phạm Văn Đồng đến những con đường ẩm thực cao cấp như phố Tây – Bùi Viện Quận 1, Phan Xích Long – Quận Phú Nhuận,… lượng khách giảm tới 60 – 80%.

Nhiều nhà hàng – quán café phải đóng cửa vì dịch Covid – 19 (Ảnh sưu tầm)

Các thương hiệu nổi tiếng cũng không tránh khỏi đợt “càn quét” này. Hệ thống Terra Coffee & Tea đã phải đóng cửa một số cửa hàng. Cùng chung tình trạng, hệ thống Food House cũng phải đóng cửa và trả mặt bằng tại chi nhánh quận Phú Nhuận và quận 3,…

Doanh thu giảm mạnh trong khi chi phí kinh doanh cố định hàng tháng đều đặn đẩy nhiều nhà quản lý vào quyết định khó khăn, đóng cửa hay tiếp túc chịu lỗ “cầm hơi” chờ ngày thị trường khởi sắc? Đây là câu hỏi làm đau đầu tất cả mọi người trong ngành F&B.

2. GIẢI PHÁP GIÚP NHÀ HÀNG, QUÁN CAFÉ GIẢM LỖ

Không thể phũ nhận, Covid-19 đã và đang khiến hoạt động kinh doanh bị trì trệ, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng “bó tay chịu trận”. Họ đã có những hành động riêng và kịp thời để vượt qua cơn bão. Vậy còn bạn thì sao? Hãy cùng tham khảo các giải pháp đang được ứng dụng để giảm thiểu chi phí quản lý nhé.

2.1 Cắt giảm nhân viên tạm thời

Một nhà hàng – quán cafe một tháng trung bình mất trung bình khoảng 50.000.000 triệu để thuê mặt bằng chưa bao gồm tiền điện, nước và lương nhân viên,… ( Theo Vnexpress) chưa tính tới các khoản lãi suất ngân hàng phải trả nếu bạn đang phải vay nợ để đầu tư. Lượng khách hàng giảm mạnh, ảnh hưởng tới doanh thu. Các chủ nhà hàng – quán cafe nghĩ tới cách cắt giảm nhân viên là việc đầu tiên. Nhưng cắt giảm thế nào để không ảnh hưởng quá nhiều đến việc hoạt động của quán.

I.F.D Group xin đưa ra một vài gợi ý bạn có thể tham khảo. Đầu tiên bạn cần xác định đâu là thời gian cao điểm, thấp điểm quán của bạn sẽ cần nhân viên để hoạt động. Ví dụ, nếu quán ăn của bạn chỉ tập trung phục vụ bữa trưa và tối. Vậy bạn sẽ có kế hoạch dùng nhân viên thời vụ bổ sung giờ cao điểm và 1 đến 2 nhân viên chính thức. Ngoài ra, bạn nên có sự quyết đoán khi có kế hoạch ứng phó nếu tình huống xấu hơn từ dịch bệnh. Hãy suy nghĩ về kế hoạch sử dụng người hiện tại của bạn, liệu đã tối ưu chưa. Hãy thử ngay nhé.

Bạn có thể sử dụng nhân viên thời vụ vào những giờ cao điểm để tiết kiệm chi phí
( Ảnh sưu tầm )

2.2 Kiểm tra kế hoạch nhập hàng

Nguồn nguyên liệu nhập sẽ vô cùng khó khăn trong thời điểm dịch diễn ra vì nhiều nguyên nhân khách quan như: Hàng về chậm hoặc không về vì tình trạng cấm biên, giá tăng do tình trạng khan hiếm tạm thời hoặc khó khăn khi bị phong tỏa.

Thời điểm dịch diễn ra, nhiều hàng hóa không về kịp vì tình trạng tắc biên
( Ảnh sưu tầm)

Để tránh tình trạng này xảy ra, ban nên xem xét lại việc quản lý nguồn nguyên vật liệu cần cho quán. Chúng tôi sẽ gợi ý một số điều để bạn xem xét nhé?

  • Hãy phân loại nhóm nguyên vật liệu của bạn. Có nhiều tiêu chí để phân loại chúng. Ví dụ, bạn có thể phân loại theo thực phẩm tươi sống và gia vị, hoặc phân loại theo thời gian nhập hàng, hoặc theo nhà cung cấp hoặc khu vực.
  • Tiếp theo bạn sẽ phải đưa ra câu hỏi: Nếu nhà cung cấp sản phẩm A không thể cung cấp kịp sản phẩm, bạn sẽ làm gì? Bạn cần có phương án dự phòng. Lý tưởng nhất là bạn luôn phải có 3 nhà cung cấp cho các nhóm thực phẩm. Điều này giúp bạn hạn chế được rủi ro nếu nhà cung cấp có sự cố, sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bạn. Đồng thời, với ít nhất 3 nhà cung cấp sẽ giúp bạn hạn chế việc đơn phương tăng giá khi phải phụ thuộc vào một nguồn cung duy nhất.
  • Cuối cùng, nếu tình huống xấu nhất xảy ra nguồn cung của bạn đang có sự cố và không thể cung cấp kịp. Bạn sẽ ứng phó như thế nào, có thể thay đổi nguyên liệu đầu vào, bổ sung món mới hay một giải pháp khác.

Khi bạn có kế hoạch cho vấn đề nguồn cung cấp hàng, bạn sẽ chủ động hơn trong việc cắt giảm chi phí khi cần thiết hoặc chủ động thương lượng khi cần nhập hàng nhiều  hơn nhưng chi phí lại tốt hơn.

2.3 Thương lượng chi phí mặt bằng

Dịch Covid – 19 khiến nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực F&B đối mặt với nguy cơ thua lỗ và phá sản. Và trong số chi phí cố định chiếm tỷ lệ lớn cần phải cắt giảm khi vận hành đó là “Chi phí mặt bằng”.

Suốt một thời gian dài tiền thuê mặt bằng luôn chiếm 30 – 40% chi phí cố định hàng tháng.Điều đó luôn làm cho bạn khó khăn khi lượng khách hàng giảm hoặc mùa thấp điểm trong năm.

Với tình hình khó khăn chung, chi phí mặt bằng đã được xem xét một cách nghiêm túc hơn. Chủ nhà hoặc giảm tiền nhà từ 10 – 40% so với bình thường hoặc miễn tiền mặt bằng cho đến khi tình hình kinh doanh khả thi hơn. Nếu như bạn chưa thử để thỏa thuận tiền thuê với chủ nhà. Hãy nhấc điện thoại lên và chủ động đề xuất. Đây là giải pháp quan trọng phải thực hiện ngay để giảm chi phí cố định bạn đang phải gánh.   

Bà Hồng Ngọc – giám đốc điều hành Pachi Pachi (Q.1) – cho biết nhà hàng này vừa được chủ nhà giảm 10% trên tổng số tiền thuê nhà 66 triệu đồng/tháng trong 3 tháng. Tuy vậy, bà Ngọc cho biết sẽ tiếp tục đàm phán với phía chủ nhà để có mức giảm tốt hơn.

Nhà hàng Pachi Pachi được hỗ trợ giảm giá thuê mặt bằng 10% trong 3 tháng
( Ảnh sưu tầm)

2.4 Giao hàng tận nhà – Giải pháp tốt mùa dịch

Với tình hình hiện tại, mọi người được khuyến cáo nên hạn chế tụ tập đông người và tiếp xúc với người lạ. Vậy nếu khách hàng không đến được với nhà hàng và quán café của bạn thì bạn sẽ làm gì? Bạn có chấp nhận bỏ cuộc? Chúng tôi nghĩ, bạn sẽ không khoanh tay đứng nhìn việc kinh doanh của nhà hàng ảm đạm chỉ vì không thay đổi theo tình hình chung của thị trường.

Chúng tôi có đề xuất việc giao hàng tận nơi cho khách hàng. Hiện tại, liên kết với các đơn vị cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi không còn khó khăn. Bạn có nhiều sự lựa chọn như: Grab-food, Go-food, Now, Baemin và Foody.

Và đây là hình ảnh tại nhà hàng Mộc Vị quán trên đường Sư Vạn Hạnh, Quận 10, TP.HCM shipper của Baemin, Grabfood, đứng chật cửa hàng không còn là hình ảnh xa lạ. Theo anh An – chủ nhà hàng Mộc Vị cho biết “Từ tháng 1 đến nay số lượng đơn hàng đặt online ngày một tăng mạnh

Các dịch vụ giao thức ăn online phát triển mạnh mẽ vào thời điểm này

Hãy xem xét và áp dụng ngay cho nhà hàng, quán café của bạn. Các chuỗi F&B lớn đang thực hiện như The Koi, Gong Cha, Too Cha, KFC, Lotteria,…

 

2.5 Chương trình khuyến mãi – Đòn bẩy vượt qua khó khăn

Nếu những biện pháp từ đầu bài viết đến giờ chúng tôi đề xuất với bạn đề là cách thức mọi nhà hàng, quán cafe đều áp dụng trong quản lý để vượt qua khó khăn. Vậy bạn sẽ tự hỏi nếu làm hết những điều trên liệu đã đủ chưa?

Thực tế, nếu bạn thực hiện tốt các đề xuất trên đó chỉ là điều kiện cần để nhà hàng, quán café có thể sống sót được thêm một thời gian thông qua việc quản lý chặt chi phí. Tuy nhiên, nếu muốn tồn tại và vực dậy việc kinh doanh qua mùa dịch bạn phải tạo ra “Doanh Thu”.

Điều gì để khách hàng lựa chọn nhà hàng của bạn chứ không phải là bất kỳ ai khác? Sẽ có nhiều đối thủ tung ra các khuyến mãi hấp dẫn như các mã giảm giá vài chục ngàn hoặc giảm 30%, 40%, 50%. Vậy bạn sẽ làm gì để cạnh tranh?

Chúng tôi xin đề xuất một số cách bạn có thể thử.

  • Đầu tiên, bạn hãy xem xét trong chi phí sản xuất của mình có thể cắt giảm được không? Đó thường là điều dễ nhất để đưa ra quyết định giảm giá trực tiếp, thường là 10-50%, tùy theo khả năng quản lý của bạn.
  • Bạn có thể liên kết với các đơn vị dịch vụ giao nhận để tham gia các chương trình khuyến mãi. Cùng kết hợp làm chương trình sẽ giúp bạn san sẻ gánh nặng chi phí để thực hiện được nhiều và hiệu quả hơn.
  • Khám phá thói quen của khách hàng xem bạn có thể kết hợp những món mà họ chọn không? Một sự kết hợp giữa Gà rán và Coca là gợi ý để bạn thực hiện. Với nguyên lý mua nhiều hơn để được giá rẻ hơn. Điều đó có lợi cho khách hàng và tăng doanh thu của bạn.
  • Thẻ khách hàng thân thiết cho những lần mua tiếp theo hoặc tích lũy điểm để nhận được một sản phẩm miễn phí. Việc này cũng giúp tăng doanh số cho bạn.

KFC nhiều chương trình khuyển mãi vô cùng hấp dẫn với khách hàng
(Ảnh sưu tầm)

Rủi ro từ dịch COVID-19 là một yếu tố khách quan của thị trường mà bạn sẽ không thể phòng tránh được. Tuy nhiên, thay vì đầu hàng bạn nên thử mọi cách để giúp nhà hàng, quán café vượt qua giai đoạn khó khăn.  Xây dựng đã khó nhưng để một ý tưởng có thể tồn tại và phát triển luôn là thách thức thú vị với những người chủ “Tài Ba – Thông Thái”. Liệu bạn có phải là người như vậy? Chúng tôi tin bạn sẽ thành công.

Share post: